Trận Vàm Nao Sông Vàm Nao

Cuối năm Quý Tỵ (1833), theo lời cầu viện của Lê Văn Khôi, vua Xiêm La sai tướng Chiêm Phi Nhã Chất Tri (Chao Phraya Bodin) và Chiêu Phi Nhã Phật Lăng (Phra Klang) đem 20 vạn quân cùng với 350 chiến thuyền, chia làm 5 đạo, bằng nhiều hướng đánh vào một số tỉnh ở miền Trung, Châu ĐốcHà Tiên[8].

Tuy rằng cả năm đạo quân cùng tiến, nhưng chủ đích của quân Xiêm La là cốt đánh Chân LạpNam Kỳ, còn các đạo khác chỉ là để phân quân lực của nước Việt mà thôi. Vua Minh Mạng hay tin, liền sai quân thứ ở Gia Định, chia quân cho Trương Minh GiảngNguyễn Xuân đi ngăn chặn đối phương ở mặt An Giang...[9].

Tháng 11 (âm lịch) năm đó, hơn 100 thuyền binh của nước Xiêm La đánh chiếm Hà Tiên, rồi chia thành 2 đạo đánh hạ luôn đồn Châu Đốc (An Giang). Cả hai tỉnh ấy đều thất thủ [10]. Trước tình hình nguy cấp này, quan quân nhà Nguyễn tức tốc lập phòng tuyến ở Vàm Nao...Từ Châu Đốc, sau khi chuẩn bị xong, thủy quân Xiêm La theo ngã sông Tiền tiến xuống Vàm Nao.

Sách Quốc triều sử toát yếu kể:

Tham tán đạo quân thứ An Giang là Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân đánh được giặc Xiêm tại Thuận Cảng (thuộc về huyện Đông Xuyên)[11].

Sách Địa chí An Giang (tập 1) kể:

...Chiều ngày mùng 4 tháng Chạp năm 1833, lợi dụng rừng rậm um tùm hai bên bờ sông, quân ta chiếm đóng và sẵn sàng ứng chiến. Đúng canh tư, quân ta bất ngờ đánh úp quân giặc. Với sự giúp sức của các tướng sĩ ở Vĩnh Long, Định TườngGia Định, chẳng bao lâu, thì đẩy lùi được quân Xiêm. Mười lăm chiến thuyền giặc bị nhấn chìm, ta thu được nhiều súng ống và đạn dược...[12].

Bị thua nặng, quân Xiêm La phải rút về. Tháng Giêng năm Giáp Ngọ (1834), quân Xiêm La lại theo ngã Sông Tiền tràn xuống Vàm Nao. Yếu thế hơn, quân Việt lui đến rạch Củ Hủ (phỏng định vùng rạch Trà Thôn, chợ Thủ)[13] đóng đồn hai bên bờ rạch, cố phòng thủ, và rồi đánh tan được.

Sách Quốc triều toát yếu chép:

Khi ấy giặc nhơn lúc nước xuống, theo bờ sông phóng hỏa đốt bè, ngăn trở quân thủy ta, rồi chúng nó lại sấn tới đánh. Quản vệ Phạm Hữu Tâm đốc binh đánh từ giờ Dần đến giờ Tỵ, quân giặc chết nhiều, thây chồng lên nhau. Giặc liền lui. Ngài (vua Minh Mạng) xuống dụ ban khen... Tháng 10 năm Giáp Ngọ (1834), phong Thống chế Phạm Hữu Tâm tước Tân Phúc nam để tỏ rõ công đánh giặc Xiêm ở Thuận Cảng (tức Vàm Nao) và ở Chiến Sai (tức Củ Hủ)[14].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sông Vàm Nao http://news.angiangweb.com/2011/11/mo-hinh-kiem-so... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/1991_to_2000/1997/... http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/7/22/22/86... http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/chuyenquenha/2005... https://sites.google.com/site/vhlsangiang/cac-bai-... https://sites.google.com/site/vhlsangiang/cac-bai-... https://web.archive.org/web/20070315124641/http://... https://web.archive.org/web/20080505134341/http://... https://web.archive.org/web/20120107060526/http://...